Thông báo về việc nghỉ lễ Quốc khánh ngày 2 tháng 9 năm 2011

Người đăng: chaobuoisang on Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011



Nhân dịp Quốc khánh 2/9/2011, Ban Quản trị và Ban Biên tập website www.thuthuatblogger.info xin kinh chúc Quý khách sức khỏe an khang – sự nghiệp thành đạt và trân trọng thông báo đến Quý khách về việc nghỉ lễ như sau:

- Thủ thuật Blogger nghỉ lễ từ 00 giờ 00 ngày 01/9/2011 đến 24 giờ 00 ngày 03/9/2011 và sẽ trở lại hoạt động bình thường từ lúc 00 giờ 00 ngày 04/9/2011.

Do nghỉ lễ Quốc khánh nên việc công bố giải thưởng Top chém gió trong tháng 8 (giải nhất và giải nhì) sẽ được dời đến ngày 04/9/2011. Trong thời gian nghỉ lễ, quý bạn đọc nếu có vấn đề gì cần giải đáp, vui lòng để lại lời nhắn ở các mục Yêu cầu thủ thuật, Hỏi và Đáp, Gửi hồ sơ bệnh án cho B-Care và chúng tôi sẽ sắp xếp giải đáp kể từ ngày 04/9/2011.

Hy vọng trong những khoảnh khắc quý báu này, quý bạn đọc gần xa sẽ tận hưởng tối đa cuộc sống cùng gia đình và bạn bè. Nếu ai có rảnh muốn lang thang online thì có thể dành chút ít thời gian tạt ngang chốn này và để lại những dòng lưu bút gọi là …






Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (đây cũng là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay), sau Cách mạng Tháng Tám với đóng góp chung của toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của của mặt trận Việt Minh. Trong cuộc cách mạng này Đảng Cộng sản Đông Dương (tổ chức nòng cốt Việt Minh) đóng vai trò chỉ đạo, dù trên thực tế ở một số tỉnh thành chưa có hay khôi phục tổ chức đảng. Tại miền Bắc, một số tỉnh chưa có tổ chức đảng nhưng Việt Minh hoạt động rất mạnh hầu khắp các tỉnh thành. Tại miền Trung, hoạt động của Việt Minh và Đảng Cộng sản khá mạnh. Trong khi đó ở Nam Bộ, hoạt động của Việt Minh có phần yếu hơn, Đảng Cộng sản chưa khôi phục đầy đủ sau Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Trong Cách mạng Tháng Tám, tổ chức Việt Minh đã lôi kéo lực lượng Thanh niên tiền tuyến do Chính phủ Đế quốc Việt Nam nuôi dưỡng ủng hộ Việt Minh. Tại một số tỉnh Nam Bộ, Thanh niên tiền phong đóng vai trò quan trọng giành chính quyền.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét